Hạ đường huyết (đường huyết thấp) là khi lượng đường huyết của bạn xuống quá thấp. Mức này thường nhỏ hơn 70 mg / dL trên một máy đo.
Tăng đường huyết (glucose trong máu cao) xảy ra khi có quá nhiều glucose (đường) trong máu của bạn.
A1C là xét nghiệm máu cho bạn biết lượng đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm đo lượng glucose trong máu được gắn vào các tế bào hồng cầu của bạn. Bởi vì các tế bào máu mới luôn được tạo ra để thay thế các tế bào cũ, A1C của bạn có thể thay đổi theo thời gian khi lượng đường trong máu thay đổi.
eAG dựa trên A1C của bạn và đưa ra đường huyết trung bình của bạn. Đây là những con số bạn thấy trên máy đo đường huyết (ví dụ: A1C là 7% tương đương với eAG là 154mg / dL).
Nguyên nhân và triệu chứng:
Hãy sự dụng nhật kí để theo dõi cẩn thận và chi tiết chế độ ăn và đường huyết của bạn sau đó trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lượng đường huyết cao của bạn
Nguyên nhân và triệu chứng:
Những dấu hiệu và triệu chứng :
Nếu bạn nghĩ mình bị hạ đường huyết, hãy tuân theo "quy tắc 15-15":
Nếu chỉ số của bạn bằng 3,9mmol/L hay 70 mg / dL hoặc thấp hơn, hãy dùng ngay 15-20 gram carbohydrate để tăng lượng đường trong máu.
Tương đương với:
Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút. Nếu nó vẫn dưới 3,9mmol/L hay 70 mg / dL, hãy ăn thêm 15 gram carbohydrate.
Lặp lại các bước này sau mỗi 15 phút cho đến khi đường huyết của bạn ít nhất là 3,9mmol/L hay 70 mg / dL.
Hãy ghi vào sổ nhật ký theo dõi tiểu đường của bạn bất cứ lúc nào bạn có lượng đường huyết thấp và nói chuyện với bác sĩ.
Bác sĩ nội tiết có thể yêu cầu bạn kiểm tra lượng đường trong máu vào những thời điểm nhất định trong ngày, liên tục trong vài ngày và ghi vào sổ nhật kí rồi mang kết quả đến phòng khám. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chỉ định tốt nhất cho bạn để điều trị tiểu đường.
Những thời điểm phổ biến để kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết bao gồm:
Nhớ ghi lại cụ thể ngày và giờ mà bạn đã kiểm tra đường huyết. cùng với số đo được trong lần đo đó. Điều này có thể làm bạn biết được những thực phẩm, thuốc hay hoạt động thường ngày ảnh hưởng đến đường huyết của bạn như thế nào. Những người bệnh tiểu đường hay được phát cho cuốn sổ nhật ký ghi lại chỉ số đường huyết của mình sau mỗi lần đo để cho bản thân mình và bác sĩ điều trị cùng theo dõi.